26 tháng 7, 2012


Khóa đào tạo “Thiết kế và quản lý chương trình cho lãnh đạo Điếc” lần 1
24.07.2012 12:13




Từ ngày 16 đến 20 tháng 7 năm 2012,đã tổ chức khóa đào tạo “Thiết kế và quản lý chương trình cho lãnh đạo Điếc” tại Khách sạn Công Đoàn,14 Trần Bình Trọng,Hà Nội


 Khóa đào tạo “Thiết kế và quản lý chương trình cho lãnh đạo Điếc” trong khuôn khổ dự án “Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường” (IDEO),trong đó sự phối hợp bộ của Bộ GD & ĐT với Tổ chức quan tâm thế giới  và sự tài trợ của Quỹ phát triển xã hội Nhật bản và Ngân hàng thế giới.
Tham gia tập huấn của các ban lãnh đạo bao gồm:Chi hội người điếc Hà Nội (HAD),Câu lạc bộ văn hóa người điếc Thành phố Hồ Chí Minh,Câu lạc bộ người điếc Thái Nguyên và nhóm người điêc Quảng Bình và bốn phiên dịch viên hỗ trợ cho ban lãnh đạo.Thông qua dự án này,do hai người Mỹ khiếm thính là thạc sỹ Darren Frazier và trợ lý Rosine Barreras trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho các cán bộ nhằm mục đích thực hiện nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo,tổ chức hoạt động,quản lý các câu lạc bộ/chi hội,lập kế hoạch,xây dựng mối quan hệ rộng mở,sự hợp tác và giao lưu giữa các câu lạc bộ/chi hội,phát triển hoàn thiện về ngôn ngữ ký hiệu,bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi cho công đồng khiếm thính.
Trong khóa học lần này,thạc sỹ người Mỹ Darren Frazier đã vận dụng những kinh nghiệm vốn có cùng với sự hiểu biết của mình để đưa ra mỗi chủ đề khác nhau và cung cấp thông tin cần thiết để giúp các cán bộ trong ban lãnh đạo tiếp cận những kỹ năng kiến thức,thiết kế chương trình hoạt động và làm việc theo nhóm độc lập.Mỗi cán bộ theo nhóm riêng thường trao đổi và chia sẻ những mục tiêu và tầm nhìn chiến lược,nêu lên ý tưởng sáng tạo và phương hướng giải quyết,trình bày quan điểm về một số vấn đề liên quan đến văn hóa,giáo dục,y tế,xã hội,tạo lên không khí rất sôi nổi,nhiệt tình,giúp đỡ và tích cực hỗ trợ cho các cán bộ gặp khó khăn về mọi mặt,đông thời khuyến khích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau tạo nên tinh thần đoàn kết cho các ban lãnh đạo của câu lạc bộ/chi hội.
Kết thúc khóa học lần 1,các ban lãnh đạo sẽ được áp dụng những kiến thức nâng cao và đưa ra những kế hoạch quan trọng,bảo đảm cho quyền lợi của người khiếm thính được tôn trọng,duy trì,phát triển và môi trường phù hợp với những điều kiện,thuận lợi hơn để hòa nhập cộng đồng xã hội.
Trong những ngày qua,buổi khóa đào tạo đã tổ chức thành công tốt đẹp và để lại những ấn tượng sâu sắc cho các cán bộ trong ban lãnh đạo,được trao giấy chứng chỉ có giá trị cho mỗi cán bộ với sự nỗ lực không ngừng và phấn đấu vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt hơn.
Sau đây là một số hình ảnh:


Thạc sỹ khiếm thính Darren Frazier trình bày kế hoạch

Chi Hội Người Điếc Hà Nội(HAD)


Câu lạc bộ văn hóa người điếc Thành phố Hồ Chí Minh








Đỗ Thanh Sơn,Phó Ban của Chi Hội Người Điếc Hà Nội





Các ban lãnh đạo trình bày quan điểm về một số vấn đề của người khiếm thính ở Thành phố Hồ Chí Minh




Câu lạc bộ văn hóa người điếc Thành phố Hồ Chí Minh


Chi hội người điếc Hà Nội (HAD)





Ban lãnh đạo HAD chụp với 2 người khiếm thính Mỹ





28 tháng 5, 2012

Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học




Hôm nay, ngày 16/05/2012, Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Ngôn ngữ ký hiệu đã tiến hành trao Giấy chứng nhận hoàn thành hóa học cho các học viên đã vượt qua kỳ thi cấp Giấy chứng nhận được tổ chức vào tháng 3 vừa qua.




                                                    Một pô kỷ niệm nào!





                                                                                                     
                                                                 
        Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệuthủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói. Ngôn ngữ ký hiệu trên thế giới đặc biệt phát triển và có vai trò quan trọng trong cộng đồng người khiếm thính.

Hiện nay, cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoà nhập cộng động bởi nhiều nguyên nhân : Trình độ nhận thức (trình độ văn hoá, nhận thức xã hội) thấp, cơ hội tiếp cận tri thức là rất ít (do chưa có hệ thống giáo dục dành riêng cho người khiếm thính), khả năng giao tiếp hạn chế do sự bất đồng về ngôn ngữ (gặp khó khăn trong giao tiếp với chính cộng đồng người khiếm thính nếu như không biết ngôn ngữ chung).

Bên cạnh đó, phần lớn người thân của người khiếm thính cũng chưa có được sự quan tâm đúng mực đến người thân bị khiếm thính của họ. Vì nhiều lý do khác nhau (hoàn cảnh khó khăn nên dành nhiều thời gian để kiếm tiền mà ít quan tâm đến người thân bị khiếm thính ; do nhận thức chưa đầy đủ về người khiếm thính nên họ bỏ mặc cho người thân bị khiếm thính của họ với cộng đồng, khiến cho người khiếm thính gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống) mà người thân của người khiếm thính không hiểu được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của người thân bị khiếm thính trong gia đình, . .

Do chưa có hệ thống giáo dục riêng cho người khiếm thính nên tri thức mà người khiếm thính có được là học từ hệ thống giáo dục của người bình thường. Sự bất đồng về ngôn ngữ khiến cho người khiếm thính bị hạn chế rất nhiều trong tiếp cận tri thức, do đó dẫn đến hiện tượng nhận thức kém, tiếp thu tri thức chậm, gây khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội tiếp cận tri thức, tiếp cận cơ hội nghề nghiệp tốt.

Ngôn ngữ ký hiệu chính là giải pháp cho người khiếm thính hoà nhập cộng đồng, tiếp cận tri thức, tiếp cận cơ hội nghề nghiệp tốt hơn . . . (tiếp cận tri thức, học hỏi và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp bằng Ngôn ngữ ký hiệu)

Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Ngôn ngữ ký hiệu ra đời nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trên, nhằm :

Mục tiêu:
 - Người khiếm thính có thể giao tiếp được với người khiếm thính khác.
- Người khiếm thính có thể giao tiếp được với người thân và những người bình thường khác (biết ngôn ngữ ký hiệu).
- Người khiếm thính có thể dễ dàng và chủ động trong việc sử dụng các dịch vụ cộng đồng và an sinh xã hội như: dịch vụ y tế (tự đi khám chữa bệnh...), giao thông, luật pháp, quyền công dân (bầu cử, tự đi làm CMND, giấy khai sinh cho con...),...
- Người khiếm thính có thể tiếp xúc được với truyền thông và những thông tin xã hội cơ bản: đọc sách báo, xem tivi, sử dụng internet,...
- Người khiếm thính có một môi trường học tập và có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn, góp phần làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội đối với người khiếm thính.
- Giáo viên giảng dạy ở khoa giáo dục đặc biệt và chuyên biệt dành cho người khiếm thính có thể dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với phương pháp truyền thống là sử dụng khẩu hình.
 
Sứ mệnh: Hỗ trợ người khiếm thính hòa nhập cộng đồng, làm chủ cuộc sống thông qua việc phổ biến Ngôn ngữ ký hiệu.


Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Ngôn ngữ ký hiệu xin chúc mừng các học viên đã nhận được Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học!


Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi trao Giấy chứng nhận này


Bác Trịnh Thị Hiển là người đầu tiên nhận được Giấy Chứng nhận


Thành quả của sự nỗ lực học tập của anh Nguyễn Đình Vinh . . .


Chị Nguyễn Hồng Hạnh cũng rất xứng đáng với tấm Giấy chứng nhận này


Phần thưởng xứng đáng cho bạn Đặng Thị Tám Quỳnh


Phong Tiên Sinh - Lê Hồng Phong hớn hở với Giấy chứng nhận bị . . . bỏ quên


Bạn Hà Phương


Bạn Khương Đình Nhật






5 tháng 4, 2012

Ra mắt Dự án “Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường”

 (LĐXH) Ngày 29/2/2012, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Dự án “Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường”,( tên viết tắt tiếng Anh là IDEO). Đến dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển; Đại sứ quán Nhật Bản; Ngân hàng Thế giới; Tổ chức Quan tâm Thế giới, Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh/thành phố trong địa bàn dự án, một số trường,trung tâm có hoạt động giáo dục trẻ điếc, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho người điếc và đại diện một số câu lạc bộ của người điếc.
Học sinh khiếm thính biểu diễn bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu
 Thông qua dự án này, cộng đồng trẻ điếc ở Việt Nam sắp được tiếp cận cơ hội mới trong học tập và phát triển theo đúng khả năng của mình bằng ngôn ngữ ký hiệu. Dự án được sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và do Tổ chức Quan tâm Thế giới phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện trong 4 năm từ 2012 đến 2015 tại 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) tài trợ, được ủy thác thông qua Ngân hàng Thế giới với nguồn kinh phí là 2.798.270 USD và 2 tỷ đồng từ phía Chính phủ Việt Nam.
Điểm đặc biệt của dự án này đưa ra một cách tiếp cận mới đã được áp dụng thành công ở Thái Lan và một số nước trên thế giới trong thập kỷ gần đây và lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Trẻ điếc sẽ được học giao tiếp tổng hợp để phát triển nhận thức và xã hội theo đúng độ tuổi của mình. Có ít nhất 150 gia đình trẻ điếc sẽ được tiếp cận phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu để có thể trực tiếp hàng ngày hỗ trợ cho con em mình.
Dự án chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực là người điếc, 30 người điếc sẽ được bồi dưỡng chuyên môn để trở thành “hướng dẫn viên” trực tiếp hỗ trợ cho người cùng cảnh nhỏ tuổi. Có ít nhất 80 giáo viên tại các trường/trung tâm dạy trẻ điếc và một số trường mầm non sẽ được học ngôn ngữ ký hiệu, giao tiếp tổng hợp, phương pháp dạy nói để có thể hỗ trợ tốt hơn cho trẻ điếc. 
Một đội ngũ nhân viên gồm 25 người sẽ được bồi dưỡng cấp chứng chỉ “thông dịch viên” ngôn ngữ ký hiệu. 
Sự kết hợp, hợp tác chặt chẽ giữa gia đình trẻ điếc, hướng dẫn viên là người điếc, giáo viên mầm non và phiên dịch viên, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục các cấp chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho Dự án và tiếp tục phát triển sau khi Dự án kết thúc.
Các câu lạc bộ của người điếc trong toàn quốc sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực về công tác điều hành câu lạc bộ tự lực và phát triển câu lạc bộ của mình.

Cô gái mở lối cho người khiếm thính

TT - Lớn lên giữa Hà Nội, là cử nhân kinh tế nhưng vừa ra trường Lê Thị Thanh Hoa (23 tuổi) lại chọn cho mình một lối rẽ âm thầm: gắn bó đời mình với ngôn ngữ ký hiệu để mở rộng thêm cánh cửa vào đời cho người khiếm thính.


Thanh Hoa (bìa phải) tại lớp dạy ngôn ngữ của người khiếm thính - Ảnh: Q.LINH
Giờ đây trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu của Thanh Hoa đã trở thành địa chỉ thân quen của người khiếm thính ở thủ đô Hà Nội.
Chia sẻ thiệt thòi
Thanh Hoa thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Một lần, trong lúc chuẩn bị cho buổi sinh nhật 3 tuổi của câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội mà người ta tìm mãi chưa ra người dẫn chương trình. Thế là Hoa xung phong nhận, dù chưa hề biết ngôn ngữ ký hiệu.
Một chương trình thông thường, người dẫn chỉ cần ăn nói và ứng biến linh hoạt trước các tình huống. Còn với chương trình cho người khiếm thính, quan trọng nhất không chỉ là nói cho người bình thường nghe mà làm sao phải diễn đạt để người khiếm thính hiểu. Mà phương tiện duy nhất không gì khác ngoài ngôn ngữ ký hiệu - diễn đạt bằng tay và sự biểu cảm của nét mặt, cơ thể.
Nhưng Thanh Hoa chỉ mất ba ngày để làm quen và học những ngôn ngữ ký hiệu cơ bản nhất với một người khiếm thính để phục vụ việc dẫn chương trình. Chính Hoa cũng không lý giải được vì sao lại có thể tiếp thu nhanh và nhớ được hết như vậy. Lần hội ngộ bất ngờ ấy đã bén duyên cho cô gái Hà thành đến với ngôn ngữ ký hiệu. Càng học Hoa lại càng yêu, như đang tự khám phá thế giới riêng của chính mình.
“Việc học ngôn ngữ ký hiệu chẳng khác gì học ngoại ngữ”, Thanh Hoa bảo. Tiếp xúc với nhiều người khiếm thính, Hoa nhận ra họ có quá nhiều thiệt thòi khi cả nghe và nói - hai phương cách giao tiếp phổ biến nhất của một con người đều bị lấy mất. “Họ đã thiệt thòi quá lớn, vậy nên mình cần đến với họ, giúp họ” - Hoa chia sẻ.
Dự án của trái tim
Hoa đi làm phiên dịch cho người khiếm thính. Hễ nghe ở đâu có chương trình, ai kêu là đến. Những tháng ngày ấy không chỉ giúp Hoa nhiều kinh nghiệm mà còn nung nấu quyết tâm phải làm một điều gì đấy cho cộng đồng người khiếm thính ở Hà Nội. Rồi dự án lập trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu hình thành. “Cũng bầm dập lắm nhưng rồi mọi thứ cũng ổn”, Hoa khoe. Trung tâm ra đời vào giữa năm 2011. Dù mới ra đời nhưng cả ngàn học viên đã tìm đến trung tâm học ngôn ngữ ký hiệu, không chỉ là người khiếm thính mà có rất đông các bạn trẻ thủ đô.
Đến nay, song song với các lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu, trung tâm của Hoa còn mở rộng mảng đào tạo phiên dịch, tư vấn và nghiên cứu tổng hợp về ngôn ngữ ký hiệu. Cả trung tâm chỉ có ba nhân sự, còn giáo viên là người khiếm thính đều tham gia thỉnh giảng và hưởng thù lao 250.000 đồng cho mỗi buổi lên lớp trong 90 phút.
Nữ giám đốc xinh xắn vừa nhận giải thưởng “Doanh nhân xã hội 2011” cho những đóng góp vì sự phát triển của cộng đồng người khiếm thính. “Còn nhiều việc phải làm lắm. Mình suy nghĩ chỉ cần nhiều người biết đến ngôn ngữ ký hiệu thì những người khiếm thính sẽ có thêm nhiều cánh cửa mở ra với cộng đồng, sẽ bớt thiệt thòi và tự tin hơn trong sinh hoạt hằng ngày”, Thanh Hoa bày tỏ.
Phim cho người khiếm thính
Với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên khác, Hoa đang tất bật cho một dự án mới - làm phim cho người khiếm thính. Một vài video clip ca nhạc, những cảnh quay ngắn đã được Hoa đưa lên mạng để thăm dò và đã nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng người khiếm thính.
Thừa thắng xông lên, cả nhóm tình nguyện viên và Hoa đi tìm những cố vấn tin cậy, hoàn thành những cảnh quay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Gươm, làng gốm Bát Tràng... để giới thiệu những nét văn hóa, lịch sử tiêu biểu của đất nước cho người khiếm thính. Với mỗi cảnh quay, sẽ có một người đọc kịch bản để Hoa diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu trên khung hình. Hoa đang ấp ủ về những thước phim được đầu tư công phu, in đĩa chứ không chỉ là clip phát trên mạng nữa.
QUỐC LINH


6 tháng 11, 2011

Nơi nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh


(HNM) - Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội), địa chỉ tại thôn Tràng An, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ có nhiệm vụ nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy văn hóa, dạy nghề, dạy chữ cho trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ là con hộ nghèo của thành phố Hà Nội từ 01 ngày tuổi đến 18 tuổi. 

Trung tâm có 26 cán bộ, giáo viên, nuôi dạy 90 cháu, nhiều cháu không thể tự vận động... Hằng ngày, các cháu được chăm sóc, dạy dỗ nhờ những tấm lòng cao cả, yêu nghề và sự nhiệt huyết của cán bộ, giáo viên của nơi đây. Tại đây, các cháu được khai thông trí tuệ, khi trở về cộng đồng nhiều cháu đã tự kiếm sống, xây dựng hạnh phúc gia đình. Từ nơi đây, những mảnh đời bất hạnh đã được chắp cánh để trở về hòa nhập với cộng đồng.

1. Cô Vương Thị Hải dạy nhận biết cho lớp chậm phát triển.


2. Cô giáo Đặng Thị Tám Quỳng dạy chữ cho trẻ câm- điếc.
                                                  


3. Những nét ngộ nghĩnh tuổi thơ.
4. Các cháu tự giác lao động theo lịch phân công.

5. Từ việc gấp chăn các cháu cũng được  
     cô Đặng Thị Hồng dạy bảo.

6.Với mức ăn 620.000 đồng/người/tháng, Trung tâm tổ chức cho các cháu ăn 3 bữa/ngày.




                                                              7. Các cháu vui chơi trong sự đùm bọc lẫn nhau.              

23 tháng 10, 2011

Học giao tiếp qua đôi bàn tay


Ngôn ngữ ký hiệu vốn chỉ dành cho người khiếm thính, nhưng ở các lớp dạy ngôn ngữ này, số lượng học viên không khiếm thính lại chiếm đa số.
Học ngôn ngữ ký hiệu là cách nhiều bạn trẻ lựa chọn để xích lại gần hơn với những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
Không có giáo trình hay âm thanh giảng bài, từ vựng được ghi lên bảng trước mỗi buổi học. Giảng viên chỉ vào từng con chữ rồi dùng đôi tay phác thảo thành ký hiệu lên khoảng không trước ngực. Học viên chăm chú quan sát từng động tác để làm theo. Đó là những gì diễn ra trong lớp học do Câu lạc bộ (CLB) Ngôn ngữ ký hiệu tổ chức mà chúng tôi có dịp theo học trải nghiệm.

                                                                   
                                                         Học viên được hướng dẫn từng động tác ký hiệu - Ảnh: P.H 



Không phát âm thành lời, tất cả thông điệp trao đổi qua lại giữa thầy và trò đều thực hiện trên đôi bàn tay. Những giảng viên là người khiếm thính, câm điếc luôn biết cách truyền đạt bằng các động tác, điệu bộ hài hước, nhờ đó mà lớp học luôn rộn rạo tiếng cười, học viên thoải mái bắt chước các động tác ký hiệu. Kết thúc khóa cơ bản cũng là lúc đôi bàn tay học viên trở nên mềm mại và linh hoạt hơn, sẵn sàng chinh phục các bài học mở rộng, nâng cao vốn từ vựng.
Hiện tại, CLB Ngôn ngữ ký hiệu duy trì đều đặn 2 lớp học với 4 buổi mỗi tuần. Một lớp đặt ở trường Y học dân tộc cổ truyền tại Hà Đông, lớp còn lại thì học nhờ trong trường THPT Trưng Vương trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
“Càng học càng hấp dẫn” là cảm nhận của Đào Minh Thư, giảng viên khoa CNTT trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Không tự nguyện tìm học ngôn ngữ ký hiệu như nhiều bạn trẻ cùng lớp, Thư được cử đi học để phục vụ dự án tái hiện ngôn ngữ này lên phần mềm máy tính phục vụ người khuyết tật. Đôi bàn tay không còn nhanh nhẹn, dẻo dai như nhiều học viên trẻ trong lớp, Thư gặp không ít khó khăn để theo kịp các bài học, lại thiếu thời gian luyện tập, ôn lại bài cũ nên thường phải “học đuổi”. Nhưng sau khóa cơ bản, Thư cảm nhận ngôn ngữ này có sức hấp dẫn lạ kỳ. Hiện tại, Thư hoàn toàn có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp, đảm bảo yêu cầu công việc của cơ quan nhưng Thư vẫn đều đặn đến lớp 2 buổi mỗi tuần để theo học các chủ đề nâng cao.
Nhờ ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ, chúng tôi dễ dàng trò chuyện được với chàng trai có tên rất đẹp, Hoàng Tiến Sỹ, ngụ xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Gia cảnh Sỹ rất bất hạnh: bố Sỹ bị câm điếc, mẹ cũng là người khuyết tật. Hai vợ chồng có với nhau 3 mụn con thì tất cả đều bị khuyết tật di truyền từ bố. Từ nhỏ đến lớn, mọi người trong gia đình cứ ú a ú ớ, nhiều khi không biết nhau muốn gì, cuộc sống vô cùng khổ sở. Lớn lên, anh em Sỹ được ra Hà Nội học ngôn ngữ ký hiệu ở trường Hoa Sữa, không khí trong nhà cũng đỡ căng thẳng vì mọi người bắt đầu hiểu và giao tiếp với nhau qua đôi bàn tay. Ở quê Sỹ hiện có nhiều trẻ em cũng bị khiếm thính. Do đó, không chỉ dừng lại ở khóa học cơ bản trong trường Hoa Sữa, Sỹ còn đang theo học lớp nâng cao và ấp ủ ước mơ mở lớp miễn phí dạy lại cho trẻ em đồng cảnh nơi quê nhà.






28 tháng 9, 2011

Đưa ngôn ngữ ký hiệu vào cuộc sống

Nhằm thúc đẩy việc học và đưa ngôn ngữ ký hiệu vào cuộc sống, lần đầu tiên những người khiếm thính ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đã có một chương trình giao lưu, gửi gắm nhiều thông điệp đến cộng đồng.




Một trong những biện pháp giúp người khiếm thính hòa nhập cộng đồng là đưa ngôn ngữ của họ - ngôn ngữ ký hiệu trở nên phổ biến trong xã hội. Đối với hơn 1 triệu người khiếm thính hiện nay ở Việt Nam, cơ hội cho họ được học tập, tiếp cận với xã hội còn nhiều hạn chế do thiếu những cơ sở dạy ngôn ngữ này.


Bài quốc ca được thể hiện, không phải theo cách thông thường. Những bạn trẻ dẫu chưa 1 lần cất cao lời hát Quốc ca, nhưng vẫn cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của bài hát





Hoàng Thị Ánh Hồng, Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội nói: “Em rất thích hát bằng ngôn ngữ kí hiệu, em có thể cảm nhận được giai điệu và tình cảm của bài hát”.

Hồng là một thành viên của cộng đồng hơn 1 triệu người khiếm thính ở Việt Nam hiện nay. Với họ, ngôn ngữ kí hiệu là kênh giao tiếp quan trọng nhất, nhưng chỉ có khoảng 70 trường học, trung tâm dành dành cho người khiếm thính, và lại chỉ tập trung ở 1 số tỉnh, thành phố lớn. Điều này đã cản trở người khiếm thính hòa nhập cộng đồng.   
        

Anh Lê Văn Ánh, Chủ tịch Chi hội người khiếm thính Hà Nội tâm sự: “Giáo dục cho chúng tôi hiện còn thiếu và nông. Chúng tôi cũng thiếu người phiên dịch trong các chương trình giao lưu, hay khi giao tiếp với người bình thường. Ngay trong gia đình, chúng tôi cũng không giao tiếp được. Vì thế mà chúng tôi chưa thấy mình được quan tâm và bình đẳng”.

Theo ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam: “Mấy năm gần đây, chúng ta thay đổi phương pháp tiếp cận là trao quyền cho người khuyết tật, đó là quyền được học tập, quyền được làm việc, quyền hòa nhập với xã hội cộng đồng. Nhưng chúng ta phải tạo điều kiện, cơ hội cho họ. Ví dụ như người khiếm thính muốn giao lưu, có ngôn ngữ với cộng đồng thì họ phải học, phải biết chữ. Và trong gia đình cũng phải giao lưu trở lại, như thế họ sẽ được như người bình thường”.

Nhằm giúp người khiếm thính có một kênh thông tin - giáo dục riêng, từ 1/1/2012, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chính thức phát sóng chương trình “Dạy ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình” trên kênh VTV2. Ngoài ra, chương trình cũng giúp người xung quanh học được ngôn ngữ ký hiệu, từ đó góp phần xây dựng 1 xã hội hòa nhập, không rào cản với họ. Để người khiếm thính có thể cho và nhận những cử chỉ yêu thương từ xã hội.    

Người thầy trên giảng đường không tiếng nói



Khóa đào tạo đại học đầu tiên ở Việt Nam dành cho người khiếm thính được giảng dạy tại Trường CĐSP Đồng Nai. Người rhầy trên giảng đường không có tiếng nói này là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Jame Clady Woodward
Đây là khóa học do tổ chức The Nippon Foundation (Nhật Bản) tài trợ. Người thường xuyên có mặt trên giảng đường không có tiếng nói này là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Jame Clady Woodward, 60 tuổi, đến từ Đại học Georgetown (Mỹ), Giám đốc dự án “Giáo dục bậc đại học cho người khiếm thính ở Việt Nam” (Opening University Education to Deaf in Vietnam).
Khi còn là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ, Jame Clady Woodward đã chọn ngôn ngữ ký hiệu là đề tài cho con đường nghiên cứu khoa học. Năm 1968, khi đang là sinh viên năm cuối, ông đã từ chối tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam và nhờ tìm giúp một công việc dạy học cho người bị khiếm thính ở Đại học Gallaudet ở Washington DC, trường đại học đầu tiên trên thế giới về nâng cao trí tuệ toàn diện cho người khiếm thính.
Công việc này đã giúp ông thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với người khiếm thính và đã hoàn tất chương trình tiến sĩ chuyên ngành ký hiệu ngôn ngữ.
Bằng mọi khả năng và với sự tài trợ từ Trường Đại học Gallaudet, ông tìm đến với người khiếm thính ở: Hồng Công, Đài Loan, Mêhicô, Pêru, Trung Quốc, Chilê, Thái Lan... Những dự án nâng cao trình độ cho người khiếm thính do ông hoạch định đã được thực hiện thành công tại các nơi này.
Cơ hội đến Việt Nam
Năm 1996, khi đang thực hiện dự án “Ngôn ngữ ký hiệu Thái Lan” ở bậc đại học, ông có cơ hội gặp một số người Việt Nam và trình bày ý định giúp đỡ người khiếm thính ở Việt Nam tiếp cận chương trình giáo dục cao hơn.
Đến đầu năm 1997, tại hội nghị “Thăng tiến phát triển cuộc sống của người châu á - Thái Bình Dương” do ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm tật học thuộc Viện Khoa học xã hội đã mời ông tham gia hỗ trợ dự án này.
Với kinh nghiệm 30 năm Tiến sĩ Jame Clady Woodward và Giáo sư, tiến sĩ Mike Kemp (trưởng khoa Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, ngôn ngữ thông dịch Đại học Gallaudet ở Washington DC) đã tự nguyện sang Việt Nam triển khai dự án này.
Năm 1999, dự án được chính thức thực hiện ở Việt Nam và Đồng Nai là địa phương duy nhất được chọn là nơi thí điểm triển khai. Dự án do The Nippon Foundation (Quỹ Nhật Bản) tài trợ với kinh phí 600.000 USD.
Dự án này mở ra một cơ hội mới cho những người khiếm thính, thông qua những kỹ năng: Giảng cho những người khiếm thính, giảng cho những người bình thường muốn giao tiếp với người khiếm thính và tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ cho trẻ khiếm thính...
Trên giảng đường không tiếng nói
Năm học 2000 - 2001, khóa học đầu tiên được chính thức khai giảng. Tất cả đều học bằng ngôn ngữ ký hiệu nên giảng đường không hề có bất kỳ âm thanh hay tiếng nói nào.
“Dù không âm thanh nhưng lớp học rất sinh động. Mọi người hiểu và chia sẻ với nhau qua ngôn ngữ của đôi tay - ngôn ngữ ký hiệu kỳ diệu này đã mang kiến thức và mở ra cho các bạn khiếm thính nhiều cơ hội” - Tiến sĩ J.C Woodward nói.
Hiện dự án có 58 học sinh được tuyển sinh trong cả nước theo học chương trình từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó có 29 học sinh của dự án tham dự và tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 100%.
Trong số này có 2 học sinh đỗ loại giỏi và học sinh Nguyễn Hoàng Lâm đỗ thủ khoa năm học 2004-2005. 5 năm triển khai dự án cũng là 5 năm ông Woodward cùng học sinh dự án đã hoàn tất bản thảo bộ sách dạy học ngôn ngữ dấu hiệu Việt Nam và tập 1 bộ từ điển ngôn ngữ dấu hiệu bằng 3 ngôn ngữ (ngôn ngữ dấu hiệu - tiếng Anh - tiếng Việt).
Hiện tiến sĩ J. C. Woodward đang nỗ lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên của mình.

23 tháng 9, 2011

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ KÝ HIỆU THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ KÝ HIỆU
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Trung tâm Đào tạo Ngôn ngữ Ký hiệu (NNKH) chất lượng cao được thành lập nhằm mục đích:




Do nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ ký hiệu của các bạn trẻ tăng cao. Trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu khai giảng liên tục các lớp cơ bản.


Giúp những gia đình có con em bị câm điếc có thể giao tiếp được với bố mẹ, anh chị và người thân bằng NNKH, vốn có ngữ pháp khác với ngữ pháp thông thường của chúng ta. Đặc biệt bố mẹ, anh chị và người thân cũng biết được ngôn ngữ ấy để giao tiếp với con em mình.

Ngoài gặp khó khăn giống như tất cả những người khuyết tật khác về sinh hoạt xã hội (ví dụ: người khuyết tật không được thi lấy bằng lái xe máy…) thì họ còn gặp những khó khăn riêng trong cộng đồng của họ như việc họ không thể tự đi khám bệnh, tự đi làm CMND, tự đi đăng kí kết hôn, làm giấy khai sinh cho con… Mục đích mở trung tâm còn là để tạo điều kiện cho người khiếm thính được tiếp xúc với các kênh truyền thông và những thông tin xã hội cơ bản.



Trung tâm có các lớp NNKH dành cho người khiếm thính nhằm mục đích bổ sung, hoàn thiện đầy đủ bộ NNKH của cộng đồng, giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn trong chính cộng đồng của mình.
NNKH là ngôn ngữ sử dụng hình ảnh để miêu tả sự vật sự việc nên dự án này còn có tiềm năng giúp người bình thường học tập dễ dàng hơn, vì theo nghiên cứu khoa học thì việc vận dụng 2 bán cầu não vừa học vừa tưởng tượng bằng hình ảnh sẽ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.



Hiện Trung tâm có 2 mảng đào tạo chính (khai giảng liên tục):

   · Lớp NNKH dành cho người khiếm thính:
        Thời gian: 2 buổi/tuần vào thứ 2 và thứ 4, từ 18h30 đến 20h
        Địa điểm: Trường Tiểu học Nguyễn Du, 32 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN
        Học phí: 100.000 VNĐ/tháng (8 buổi)
   · Lớp NNKH dành cho các bạn muốn tiếp xúc với người khiếm thính:
       Thời gian: 2 buổi/tuần vào thứ 2 và thứ 4, từ 18h30 đến 20h
       Địa điểm:Trường Tiểu học Nguyễn Du, 32 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN
       Học phí: 200.000 VNĐ/tháng (8 buổi)


Danh sách Blog của Tôi

Xây dựng và thành lập Hội người điếc Việt nam



Hoạt động cộng tác cùng APCD xây dựng và thành lập Hội người điếc cấp quốc gia. Các thành viên chi Hội như Linh, Thái Anh, Tuấn, Khánh đi công tác và tuyên truyền về cách thức thành lập Hội người điếc. Chủ tịch Lê Văn Ánh trong
chuyến đi về quê ngoại tại Cần Thơ cũng có vận động các nhóm/hội người điếc tại Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Vĩnh Long tham gia và thành lập Hội NKT tại địa phương sau này sẽ tham gia vào hội Người điếc cấp quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và lập Hội người điếc cấp quốc gia còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều yếu tố như: kinh phí đi lại còn chưa có, thiếu sự phối hợp của
các tổ chức liên quan, tìm địa điểm thực hiện Hội thảo bàn thành lập Hội, chưa xây dựng được kế hoạch cho các bước tiếp theo. Theo kế hoạch APCD sẽ chỉ hỗ trợ một phần và cuộc họp sẽ quyết định chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm chi tiết sẽ thông báo sau.

Biên tập từ điển ngôn ngữ ký hiệu

tin cùng loại (Hoạt động xã hội) Hoạt động xã hội Biên tập từ điển ngôn ngữ ký hiệu bằng sách in và phim: Chi Hội đang có chương trình biên soạn và xây dựng sách viết và sách hình về bộ từ điển ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội với 1000 từ để cung cấp cho các lớp học ngôn ngữ ký hiệu và gia đình của người điếc cũng như cộng đồng xung quanh họ. Chương trình này do Thầy Trần Ngọc Tuấn, giáo viên trường Hoa Sữa đồng thời là Phó chủ tịch chi Hội Người Điếc Hà Nội là chủ biên và 10 người giỏi ngôn ngữ ký hiệu và am hiểu cùng tham gia. HỌC LỚP NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HÀ NỘI Thứ hai , 25 / 5 / 2009, Thầy Sơn đang say mê giảng bài cho các bạn Trước kia, ngoại trừ người câm, điếc phải sử dụng ngôn ngữ kí hiệu thì chỉ có một bộ phận nhỏ những người tình nguyện viên quan tâm đến phương tiện giao tiếp này. Nhưng gần đây, các bạn trẻ rất bình thường lại đến với lớp học ngôn ngữ đặc biệt này một đông.Phần đông đó là các sinh viên ở các trường như KHXH&NV, Ngoại thương, Giao thông, Cao đẳng đường sắt…Tò mò , thích, đam mê…Đó là những nguyên nhân khiến các bạn đến với môn học đặc biệt này. Tại lớp dạy ngôn ngữ kí hiệu do thầy Phạm văn Hưng,Đỗ Hoàng Thái Anh và Đỗ Thanh Sơn thành viên chi hội người câm điếc Hà Nội giảng dạy khi mở lớp mới tại Chi hội nguời Điếc Hà Nội đông nghẹt người đến đăng kí. Vì theo quy định của trung tâm, mỗi lớp chỉ nhận số lượng học viên nhất định cho nên rất nhiều người phải năm lần bảy lượt đăng kí mới có tên trong danh sách.Cầm tờ danh sách học viên có tên mình trên tay, Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SV Đại học KHXH&NV) phấn khởi khoe: “Đây là lần thứ 4 mình đăng kí học lớp này đấy. Ba lần trước đăng kí qua mạng nhưng đều đến chậm, người ta chốt danh sách rồi, lần này mình “đánh” quả ăn chắc, đến tận nơi đăng kí mới được”.Không ít thành viên ban đầu tham gia câu lạc bộ chỉ vì tò mò, muốn tìm hiểu về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính. Thế rồi nhiều bạn thấy gắn bó trực tiếp với thứ ngôn ngữ này từ bao giờ không biết.Bạn Nguyễn Thúy Hằng, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Ban đầu khi tìm đến với lớp học vì ý thích muốn biết thêm ngôn ngữ của người câm điếc giống như một “ngoại ngữ”. Nhưng sau khi tham gia các hoạt động tình nguyện, mình mới hiểu được những khó khăn của những người khiếm thính khi họ phải giao tiếp với người bên ngoài. Vì vậy, mình đã tham gia học một cách bài bản, góp phần giúp đỡ họ”.Cùng với lớp cơ bản, hiện 3 lớp chuyên sâu về ngôn ngữ ký hiệu, với khoảng 50 bạn trẻ theo học, vẫn tiến hành đều đặn (một tuần 3 buổi) trên đường Nguyễn An Ninh. Vào các buổi chiều thứ 2, thứ 4, thứ 6 bạn Nguyễn Hải Hà (sinh viên Ngoại Thương) vẫn vượt hơn 10 cây số để đến với lớp học. “Mặc dù đoạn đường đến lớp học cũng khá xa, hôm nào đi qua đoạn Trường Chinh cũng bị tắc đường nhưng cứ nghĩ đến việc các thầy giáo ở trung tâm câm điếc say mê giảng bài rồi không khí cởi mở vui vẻ của các bạn cùng lớp khiến mình không thể bỏ buổi học được”, Hà chia sẻ.Ở một số trường như Đại học KHXH&NV hay Cao đẳng đường sắt đã thành lập câu lạc bộ “Nhóm ngôn ngữ ký hiệu” và thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tham gian. Từ đó khiến các bạn hiểu hơn về thứ ngôn ngữ “lạ” này Một lớp học ngôn ngữ ký hiệu Học ngôn ngữ kí hiệu khó hơn học ngoại ngữKhông ít bạn khi học ngôn ngữ ký hiệu đã nhận xét như vậy. Đặc trưng của loại ngôn ngữ này là dùng những động tác kí hiệu của bàn tay để truyền đạt ý của mình đến người khác. Tuy nhiên, rất nhiều động tác khi thực hiện lại có nhiều nét tương đồng, thậm chí rất giống nhau. Vì thế chỉ cần làm sai đi một chút là thông điệp truyền tới người nghe đã bị lệch hoàn toàn. Đấy chính là lí do mà một số sinh viên ban đầu rất hào hứng nhưng chỉ sau một thời gian theo học, thấy khó khăn quá nên bỏ giữa chừng.Tuấn Anh, sinh viên trường Giao thông cho biết: “Thật sự học ngôn ngữ ký hiệu không dễ một chút nào. Có rất nhiều từ na ná giống nhau khiến mình làm toàn bị sai. Sau này nếu có thời gian mình sẽ học lại chứ bây giờ thực sự mình đầu hàng”.Một lí do khác khiến cho việc học ngôn ngữ kí hiệu trở nên thật sự khó khăn là sự chưa thống nhất về quy ước giữa các vùng, thậm chí là trong một khu vực. Trao đổi với chúng tôi, anh Đỗ Thanh Sơn , người đang giảng dạy tại lớp học ngôn ngữ ký hiệu cho biết: “Tôi đã từng đi dạy và làm việc với chi hội người câm điếc ở nhiều địa phương và thấy hầu như ở địa phương nào cũng tồn tại nhiều cách dùng riêng của mình. Cách nói chuyện của người câm điếc ở Hà Nội khác với ở Hải Phòng, ở TPHCM khác với ở Đồng Nai…”.Nhưng đối với những bạn trẻ thật sự đam mê ngôn ngữ ký hiệu thì các bạn luôn vạch ra những phương pháp để học tốt nhất. Bạn Phương Thảo chia sẻ: “Muốn thành thục và thuộc ký hiệu, mình chỉ còn cách chăm chỉ, tập trung ngay trên lớp. Vào chủ nhật mình thường đến trường Hoa Sữa cùng câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu. Giao tiếp nhiều với các bạn khiếm thính ở đó khiến việc học của mình đạt hiệu quả tốt hơn”.Mặc dù học ngôn ngữ ký hiệu không phải là dễ nhưng nhiều bạn trẻ nhận thấy được rằng học ngôn ngữ ký hiệu khiến các bạn tư duy tốt hơn, giao tiếp tự tin hơn và đặc biệt học ngôn ngữ kí hiệu vì một tấm lòng nhân ái, các bạn có thể giúp đỡ rất nhiều khiếm thính hòa nhập với cộng đồng.

Tin hoạt động người Điếc Hà Nội




Mục tiêu của Chi Hội người điếc Hà Nội
Chi Hội là nơi giúp Hội viên được gặp gỡ và kết bạn mới, tạo cơ hội việc làm và học nghề. Là nơi giúp hội viên phản ánh những khó khăn và nguyện vọng của hội viên lên cấp trên. Hội viên được cập nhật những thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như các chương trình từ thiện của các nhà hảo tâm và các hoạt động của các tổ chức xã hội. Hiện tại chi Hội đang có 5 CLB/nhóm trực thuộc: Câu lạc bộ Thanh niên điếc; Câu lạc bộ thể thao; Câu lạc bộ Hoa sữa; Nhóm cao tuổi và Câu lạc bộ Phụ nữ.


Vũ đoàn người Điếc

Cảm nhận âm nhạc qua nhịp gõ và được hướng dẫn bằng cử chỉ, đoàn múa của nghệ sỹ khiếm thính tại Bắc Kinh đang dần khẳng định tài năng của người khuyết tật trên toàn thế giới. “Tại Trung Quốc, cũng như trên thế giới, những người khuyết tật chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Người khuyết tật vẫn là nhóm người bất lợi trong xã hội. - Luo tâm sự - Nhưng tôi mong với sự khổ luyện và nỗ lực, chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn đó”. Luo là một trong những người được lựa chọn từ hàng nghìn ứng viên mong muốn được tham gia Đoàn nghệ thuật biểu diễn Người khuyết tật Trung Quốc. 88 diễn viên múa, nhạc sỹ và nghệ sỹ của đoàn là những người đã chiến thắng số phận để tỏa sáng trên sân khấu.

Tác giả Đỗ Thanh Sơn at 23/09/2009
PDF Email Printxem chi tiết...


Hạnh phúc diệu kỳ của đôi vợ chồng khiếm thính

Tình yêu và cuộc sống của cặp vợ chồng khiếm thính Lê Văn Ánh và Vũ Thị Thu Phương (Hà Nội) rất giản dị, chân thật. Họ lặng lẽ nắm tay nhau vượt qua những khúc quanh của số phận.

Tác giả Đỗ Thanh Sơn at 23/09/2009

xem chi tiết...

Kênh truyền hình có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu

Bắt đầu từ tháng 8 Kênh truyền hình O2TV của đài truyền Hình cáp Việt Nam đã chính thức đưa hệ thống phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu vào chương trình Nhật ký 02 TV.
Hiện tại đang có 2 phiên dịch là bạn Hoàng Lan và Thanh Thủy hỗ trợ chương trình. Khung giờ dành cho người khiếm thính là 8h sáng, 12h10 trưa, 20h và 23h tối các ngày trong tuần.











Tổng quan Phương pháp học Ngôn ngữ Ký hiệu



(Diễn đàn hoạt động từ thiện) - Phương pháp học Ngôn ngữ Ký hiệu (Ngôn ngữ Ký hiệu - Sign Language là ngôn ngữ sử dụng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể, nét mặt để chuyển tải thông tin (thay cho lời nói) được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người khiếm thính.

Lời nói đầu

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng một sáng ngủ dậy bạn không còn nghe được bất kỳ âm thanh nào của cuộc sống nữa. Thật khủng khiếp phải không? Lúc ấy:

Bạn sẽ không thể thả mình theo điệu nhạc du dương của ca sỹ thần tượng nữa!

Bạn phải bỏ qua hầu hết chương trình TV, rạp chiếu bóng, rạp hát…

Bạn gặp vô vàn nguy hiểm khi đi trên đường (nhất là đường Việt Nam), tiếng còi bim bim hỗn loạn ở trên đường dù khó chịu nhưng chắc chắn là cần thiết.

Nếu đi du lịch, bạn sẽ không thể hiếu thế nào là ‘róc rách suối reo’, thê nào là ‘chim ca vang rừng’ nữa.

Bạn không thể có những giây phút thì thầm âu yếm bên người mình yêu nữa.

Bạn biết không, có một cộng đồng như thế đã và đang tồn tại ở xung quanh chúng ta. Một cộng đồng mà thậm chí không có cả một thứ ngôn ngữ riêng thống nhất. Và như thế, họ gần như bị cô lập và dễ bị tổn thương, đồng thời chỉ có thế nhu nhận được một lượng thông tin nhỏ hơn rất nhiều lượng thông tin một người bình thường thu nhận. Vì người bình thường có 1 đôi mắt, 1 đôi tai, 1 cái miệng để giao tiếp với thế giới, còn người điếc câm thì chỉ còn đôi mắt, thế thôi! Nếu bạn là 1 người bình thường, hãy thử bịt tai và miệng trong 1 ngày để có thể đồng cảm với người điếc câm nhé!

Việt Nam chúng ta có xuất phát điểm chậm hơn các nước khác về mặt phát triển ngôn ngữ ký hiệu. Điều đó có nghĩa chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn các nước khác để giành lại sự công bằng và tiện nghi mà người điếc câm của chúng ta đáng được hưởng. Hiện tại, mặc dù nhiều tổ chức cá nhân đã rất nỗ lực nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế là:

- Chúng ta chưa có một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu thống nhất toàn quốc

- Nhà nước chưa có một chính sách tích cực để hỗ trợ cộng đồng người điếc câm

- Nên: cộng đồng người điếc câm Việt nam nhận được rất ít sự hỗ trợ từ cộng đồng

Có rất nhiều việc phải làm, tôi tin thế. Cá nhân tôi sẽ góp phần giúp cộng đồng người điếc câm xích lại và hòa nhập với cộng đồng bằng một hành động nhỏ: cố gắng biên soạn một tài liệu hướng dẫn học tập ngôn ngữ ký hiệu cơ bản cho mọi người. Trong tài liệu này, tôi sẽ không đi vào nội dung từ vựng (hình ảnh, video) mà sẽ chỉ chia sẻ phương pháp học mà thôi. Vì thế, tôi khuyến nghị đọc tài liệu này cùng Từ điển NNKH hoặc giáo trình NNKH mà bạn có.

Đối tượng học hướng tới sẽ là:

- Người điếc câm

- Người thân/người bảo trợ người điếc câm

- Những người quan tâm tới ngôn ngữ ký hiệu

Niềm mơ ước thì không bao giờ phải trả tiền, nên tôi luôn ấp ủ một giấc mơ hơi xa vời đề hướng tới, và đấu tranh ngay từ bây giờ vì lợi ích của cộng đồng người điếc câm. Đó là:

- Chuẩn hóa ngôn ngữ ký hiệu toàn VN

- Tạo nên một phong trào học tập NNKH trong cộng đồng

- Tạo ra những mối quan tâm trong cộng đồng xã hội, để chính phủ đưa ra một khung pháp lý hỗ trợ người điếc câm


Trong khi biên soạn tài liệu hướng dẫn này, tôi gặp nhiều khó khăn do tài liệu học tập và nghiên cứu về NNKH rất hạn chế, bản thân cũng hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào biên soạn giáo trình. Mọi sai sót xin được các cao thủ lượng thứ, và nếu như có bất kể một ý tưởng nào trùng với quý vị thì tôi xin cam đoan đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoàn toàn không có chủ ý.

Mục tiêu học tập

Bất cứ việc gì chúng ta làm đều nhắm tới một mục tiêu nhất định. Mục tiêu càng rõ ràng thì con đường tiến tới càng rộng mở. Bản thân việc học ngôn ngữ ký hiệu có rất nhiều mục đích:

- Học cho vui

- Học để biết thêm một thứ ngôn ngữ mới

- Học để làm việc (nghiên cứu, phiên dịch cho người điếc câm chẳng hạn)

- Học để hỗ trợ người thân bị điếc câm …

Tôi cho rằng bản thân việc học và quảng bá ngôn ngữ ký hiệu là đáng quý, bất kể động cơ và mục đích của bạn là gì. Tôi tin rằng: tương lai không xa, người ta sẽ xem việc học NNKH là một điều bình thường, chứ không phải là một thú vui lập dị nữa. Xa hơn nữa, nếu chúng ta biến ngôn ngữ ký hiệu thành một thứ thú vui đại chúng (sành điệu càng tốt) như nhiều nước đã thành công, lúc ấy xã hội sẽ mở rộng hơn cho người điếc câm, và họ sẽ có nhiều cơ hội để sống chất lượng hơn.

Vậy hãy chọn một mục tiêu thật rõ ràng để có thể tiến lên hiệu quả nhé!

Tổng quan về Ngôn ngữ Ký hiệu

Trước khi bắt tay vào học, tôi muốn phác thảo một vài cái gạch đầu dòng để bạn đọc hiểu một cách toàn cảnh và cơ bản về ngôn ngữ ký hiệu.

- Ngôn ngữ ký hiệu không phải giống nhau toàn cầu. Cộng đồng người điếc câm mỗi nước tự phát triển một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng theo điều kiện lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của họ.

- Việt Nam hiện chưa chuẩn hóa được ngôn ngữ ký hiệu riêng. Mỗi vùng miền (thậm chí mỗi tỉnh thành) có một hệ thống hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng.

- Ngôn ngữ ký hiệu có cấu trúc ngữ pháp khác với ngôn ngữ viết/nói thông thường. Thường là đơn giản và ngắn gọn hơn.

- Phần lớn (khoảng 90%) người điếc được sinh ra bởi cha mẹ bình thường nên ngôn ngữ ký hiệu không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Trong hoàn cảnh VN, đa số này không được can thiệp đúng cách do cha mẹ không có kinh nghiệm và rất lúng túng khi nuôi dạy con cái điếc câm.

- Thiểu số còn lại được sinh ra bởi cha mẹ điếc câm thì ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ mẹ đẻ. Thiểu số này thường được chăm sóc tốt hơn.

- Không phải bao giờ cũng có mối liên hệ 1-1 giữa ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói thông thường. Do đó, ngôn ngữ ký hiệu yêu cầu một phản xạ nhanh nhạy và trí tưởng tượng phong phú.

Ngữ pháp Ngôn ngữ Ký hiệu

Như đã nói trên, ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu rất khác ngữ pháp ngôn ngữ chính thống. Do nói thì nhanh và dễ hơn làm, nên để giao tiếp hiệu quả và đỡ mỏi tay hơn, ngôn ngữ ký hiệu dùng cấu trúc ngữ pháp giản lược và có điểm nhấn:

VD: bình thường: Anh có khỏe không ạ?

NNKH: “Anh KHỎE không”, hoặc thậm chí “KHỎE không”

Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn đuợc đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)

VD: bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)

NNKH: Gặp bạn thân ở công viên hôm qua

Nhìn chung, ngữ pháp trong NNKH không phải là điều quan trọng. Giống như bạn có thể được > 600 TOEFL nhưng vẫn ngọng khi gặp người Anh. Có thể nói, không thứ ngôn ngữ nào mà ngữ pháp lại được đặt hàng thứ yếu như NNKH. Bạn chỉ cần nhớ từ, ghép chúng một cách rõ ràng là ổn. Thật đơn giản phải không? Điều quan trọng nhất là để trí tưởng tượng bay cao và một chút nhẫn nại.

Từ vựng Ngôn ngữ Ký hiệu

Đây là phần khó nhất, và quyết định sự thành công trong việc học tập của bạn.

1. Từ vựng:

Như tất cả các ngôn ngữ thông thường, để học tốt NNKH, và nhớ nhiều từ vựng thì cần có môi trường. Tức là, để đạt hiệu quả, chúng ta cần phải:

- Tham gia cộng đồng người điếc (21 Lạc Trung là một gợi ý)

- Có bạn học cùng để cùng luyện (Người thân, người yêu hoặc bạn bè… tất cả đều tốt)


Tuy thế, đấy chỉ là môi trường chung để học bất kỳ ngôn ngữ nào. Ở ngôn ngữ ký hiệu, chúng ta cần một số kỹ năng riêng để ghi nhớ từ vựng và giao tiếp hiệu quả hơn. Đó là:

- Phát huy trí tưởng tượng

- Kết hợp tay, thân thể, nét mặt và khẩu hình (vừa làm ký hiệu vừa nói)

Nhìn chung thì một người bình thường, không biết một chút khái niệm ngôn ngữ ký hiệu nào cũng nắm được khoảng 10% từ vựng ngôn ngữ ký hiệu. Vì ngôn ngữ ký hiệu bắt nguồn từ đời sống. VD như ta không cần biết NNKH cũng có thể biết đồng ý là gật, không đồng ý là lắc. Hoặc như để biểu đạt các động từ bay, viết, uống... chắc cũng không có gì quá khó khăn. Như thế, rõ ràng là khả năng sáng tạo từ của bạn cũng là một công cụ hiệu quả để học tập.

Khi học/sử dụng NNKH, có rất nhiều kỹ năng để diễn đạt ý bạn muốn nói. Bao gồm:

- Sử dụng bàn tay

- Chuyển động cánh tay

- Chuyển động đầu

- Sử dụng khẩu hình (vừa ra ký hiệu, vừa nói)

- Biểu cảm nét mặt

- Cử động khác của thân thể

Trong giai đoạn đầu học NNKH, 4 mục đầu tiên được sử dụng là chính. Khi nội công đã thâm hậu hơn, chúng ta sẽ có thể sử dụng 2 mục còn lại. Dù sao, về tổng thể, tôi cho rằng mọi người tùy khả năng, tận dụng được càng nhiều bộ phận, cử chỉ thân thể thì hiệu quả giao tiếp càng cao.

Như một tác phẩm nghệ thuật, việc ra ký hiệu cũng cần hài hòa, cân đối và chính xác nhằm tránh hiểu lầm. Khi ‘nói’, cần chú ý hình dạng của bàn tay, vị trí bàn tay, chuyển động, và phương hướng. Một VD là động từ YÊU và CHẾT, cùng sử dụng 2 ngón trỏ để biểu đạt, nhưng chỉ cần sai vị trí là có thể gây hiểu nhầm. Ta có thể tưởng tượng, sự sai khác về vị trí hay dạng bàn tay cũng giống như khi ta nói l, n lẫn lộn, người nghe sẽ rất bối rối.

2. Giao tiếp hiệu quả với người điếc câm

Một kỹ năng cực kỳ quan trọng là kỹ năng đánh vần bằng tay, sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ số. Có thể nói, đây là kỹ năng quan trọng số 1 cần rèn luyện khi mới bắt đầu học NNKH. Vì sao? Vì nó giúp ích chúng ta rất nhiều trong phạm vi từ vựng hạn hẹp của một người mới học. Về cơ bản thì đánh vần bằng tay được sử dụng khi:

- Cần thông báo tên riêng (địa danh, người…)

- Khi xuất hiện khái niệm mới hoặc không có trong ngôn ngữ ký hiệu

- Khi lỡ quên

Đó chính là cuốn từ điển di động và bùa hộ mạng cho chúng ta khi gặp một từ/khái niệm mới (mà thực tế là chúng ta gặp rất nhiều). Ngay bản thân trong cộng đồng người điếc câm, họ cũng sử dụng phương tiện này rất thường xuyên. Kỹ năng này đặc biệt hữu dụng không chỉ cho những người mới học, mà còn trong hoàn cảnh chung NNKH VN chưa được thống nhất toàn quốc. Tuy thế, cũng cần ghi nhớ là kỹ năng đánh vần chỉ là chiếc phao cứu sinh mà thôi, không nên lạm dụng nếu chúng ta muốn tiến bộ thực sự. Không ai có thể đánh vần toàn bộ câu chuyện, phải không nào?

Tương tự kỹ năng đánh vần bằng tay, là kỹ năng…viết. Hehe, tức là khi giao tiếp với người điếc câm, tốt nhất là nên có giấy bút. Viết và vẽ, vì không phải bao giờ cũng có khái niệm tương đương giữa thế giới người bình thường và thế giới người điếc câm.

Để giao tiếp hiệu quả thì còn cần có môi trường giao tiếp thích hợp nữa. VD như người bình thường nghe được thì gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp trong một quán bar ầm ĩ. Tương tự, chả có cách nào để giao tiếp với người điếc câm trong một quang cảnh tối bịt bùng. Để thuận tiện, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

- Khi muốn nói chuyện, cần gây chú ý cho người điếc câm bằng cách chạm nhẹ vào vai, tay, hoặc vẫy tay gọi họ

- Luôn giữ liên lạc bằng mắt. Vì mắt chính là biểu hiện ‘lắng nghe’ trong NNKH (làm gì còn giác quan nào khác thay thế?)

- Ra ký hiệu cùng với nói chậm và rõ ràng (không nhai kẹo cao su hoặc ngậm miệng khi giao tiếp)

- Dùng câu ngắn và đơn giản (diễn đạt lại bằng nhiều cách nếu người đối thoại chưa hiểu)

- Biểu cảm qua nét mặt

- Khi thay đổi chủ đề, cần ngắn gọn thông báo cho người đối thoại

- Đánh vần bằng tay hoặc viết nếu cần thiết

- Kiên nhẫn và luôn thoải mái, thư giãn khi giao tiếp

- Tránh giao tiếp trong môi trường tối hoặc ánh sáng yếu

- Tránh giao tiếp trong môi trường ồn ào với người có dùng máy trợ thính

- Khoảng cách tối ưu khi nói chuyện 1-1 là cách nhau 2 mét (tránh va chạm)

Kỹ thuật ghi ký hiệu khi học

Bất cứ ai khi học ngôn ngữ ký hiệu đều gặp khó khăn khi ‘chép bài’ trong lớp. Chúng ta không phải là họa sỹ, và chúng ta cũng không phải luôn luôn mang camera để ghi lại bài học. Tôi cũng đã tham khảo bạn bè và trên internet nhưng hiện chưa tìm thấy kỹ thuật này (tôi nghĩ là có, nên nếu ai biết xin chỉ giáo)

Về cơ bản, phương pháp ‘chép’ ký hiệu tương tự như kỹ thuật ghi tốc ký. Như lý thuyết đã trình bày ở trên, việc chép ký hiệu là việc biểu tượng hóa cử chỉ của:

- Nét mặt

- Hình dạng bàn tay

- Hướng chuyển động của cánh tay và bàn tay

- Vị trí của các bộ phận cơ thể

Ý tưởng tôi sẽ sử dụng là đơn giản hóa các nét vẽ khi ‘chép’ ký hiệu. Cụ thể là:

- Nét mặt: sử dụng biểu tượng tương tự smiley trên Yahoo!Messenger

- Hình dạng bàn tay: chúng ta cần đơn giản hóa nét vẽ các ngón tay. VD: ngón cái là hình tròn, ngón trỏ là hình mũi tên đơn, ngón giữa là hình mũi tên kép, ngón đeo nhẫn giống biểu tượng ‘phi’ trong toán học, ngón út hình cái mác

- Hướng chuyển động: khá dễ dàng

- Vị trí các bộ phận khác: khá dễ dàng

Chắc chắn rằng, việc chép ký hiệu bằng hình ảnh giản đơn sẽ ko thể bao quát hết 100% từ vựng, hoặc nhiều chỗ sẽ khó hiểu. Lúc này, ta cần kết hợp ghi chú bằng lời để có thể nắm bắt được chính xác ký hiệu khi đọc lại.

Tóm lại, kỹ thuật này ko phải quá phức tạp, nhưng cũng cần đầu tư công sức nghiên cứu và có phương pháp hợp lý. Có lẽ vấn đề này sẽ thảo luận tiếp trong một tài liệu hướng dẫn khác có tên là ‘Kỹ thuật ghi chép ký hiệu khi học tập’. Ai có hứng thú về vấn đề này xin liên hệ để cùng viết tài liệu hướng dẫn riêng.

Kết luận

Hôm trước có một bạn đến lớp ký hiệu phỏng vấn lớp, bạn có hỏi tôi rằng: “Ấy học NNKH để làm gì?”. Câu trả lời của tôi là vì niềm vui khám phá, một kiểu ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tất nhiên là mỗi người có mỗi lý dó riêng, nhưng qua các khóa học mà tôi tham gia, tất cả học viên đều công nhận: Học NNKH thực sự là một thú vui. Vâng, thì cần gì những lý do to tát. Hãy khởi đầu bằng những điều nhỏ bé, và sự vĩ đại sẽ đến tự nhiên trong những điều giản dị.

Thế học NNKH thì vui nỗi gì? Tôi và các bạn tôi có thể sống trong 2 thế giới. Ngoài việc biết thêm một thứ ngôn ngữ, giao tiếp được với 1 Cộng đồng khác, chúng tôi còn có vô vàn điều lý thú và tiện ích khác: như tăng cường khả năng diễn đạt, thú vui giả làm người điếc câm, một cách nói chuyện khác trong môi trường ồn ào hoặc câu chuyện có tính chất riêng tư… Cái sự học thì không bao giờ thừa cả, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta phát triển trí tuệ và tinh thần. Kể cả bạn học những điều tưởng như vô bổ như chữ La tinh cổ hoặc chữ Hán Nôm thì bạn cũng sẽ trở thành chuyên gia hàng độc, mà cái gì cứ hiếm thì là quý, và thường rất đắt. Vậy tại sao bạn lại không muốn trở thành chuyên gia trong một ngành khá hẹp, là ngôn ngữ ký hiệu, ở Việt Nam hiện nay?

Chi hội người Điếc Hà Nội

Chi hội người Điếc Hà Nội Ngày 26-10-2008 Đã tiến hành bầu cử Ban chủ nhiệm Chi Hội và đại hội lần thứ 5. Trong thời gian qua, Chi hội đã tiến hành nhiều hoạt động cho thành viên như: Tổ chức lớp học kỹ năng lãnh đạo cho Ban chủ nhiệm và hội viên tích cực ,lớp xâu dựng ngôn ngữ kí hiệu cho lớp 1 tập 2 do Bộ giáo dục tài trợ ,cử thành viên tham gia khóa học công tác tuyên truyền về chính sách và hỗ trợ của nhà nước cho Người khuyết tật.

Ngôn ngữ ký hiệu

Ngôn ngữ ký hiệu

Juan Pablo Bonet, Reducción de las letras y arte para enseñar a hablar a los mudos (Madrid, 1620).

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.

Mục lục

[ẩn]

· 1 Lịch sử

· 2 Đặc điểm

· 3 Ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống

· 4 Chuẩn hóa và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu

· 5 Tài liệu học tập NNKH Việt Nam hữu ích

· 6 Liên kết ngoài

Lịch sử

384-322 TCN

Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được".

Thế kỷ 16

Geronimo Cardano, nhà vật lý học người Padua, tuyên bố người điếc có thể học tập thông qua giao tiếp bằng ký hiệu.

Thế kỷ 17

Juan Pablo de Bonet xuất bản cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời công bố bảng chữ cái năm 1620 dựa trên nền tảng là ngôn ngữ ký hiệu đã được cộng đồng người điếc phát triển theo bản năng từ trước.

Thế kỷ 18

1755: Cha Charles-Michel de l'Épée (người Pháp và được coi là người khai sinh ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu Pháp) thành lập trường học miễn phí đầu tiên dành cho người điếc. Hệ thống ký hiệu tiếp tục được phát triển và được cộng đồng người điếc sử dụng. Hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của Pháp được hoàn thiện trong giai đoạn này.

1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc khẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giao tiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánh vần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ).

Thế kỷ 19

1815: Thomas Hopkins Gallaudet tới châu Âu nghiên cứu phương pháp giáo dục dành cho người điếc. Trở lại Hoa Kỳ cùng với giáo viên ngôn ngữ ký hiệu, Gallaudet và Laurent Clerc mở trường công dành cho người điếc đầu tiên của Hoa Kỳ tại Hartford, Connecticut năm 1817.

Thế kỷ 20

1924: tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).

1951: Đại hội đầu tiên của Liên hiệp Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại Roma.

1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language - ASL).

1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ (ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.

1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí 24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa. Thêm vào đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệu miễn phí. Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong trường trung học, đại học và tòa án.

Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam. Các CLB, nhóm dạy, sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điểm NNKH Việt Nam, v.v.

Đặc điểm

Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.

Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.

Hai đặc điểm quan trọng nhất của NNKH là tính giản lược và có điểm nhấn,

VD:

Bình thường: Anh có khỏe không ạ?

NNKH: “KHỎE không”?

Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn được đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)

VD:

Bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)

NNKH: Bạn thân Gặp ở công viên hôm qua

Ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống

Thực ra, NNKH chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng NNKH rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn.

Bạn làm thế nào để diễn đạt tính từ “to lớn”? Có phải dùng 2 tay khoát một vòng tròn lớn trong không khí? Thế nếu ai đó giả bộ cầm micro đung đưa nhún nhảy trước miệng thì bạn nghĩ đến động từ gì? Có phải “hát” không? Bạn làm thế nào để biểu hiện đang “gõ cửa”? Có phải giả bộ gõ gõ vào một cái cửa không khí trước mặt không? Diễn tả động từ “ngủ” thì sao? Có phải áp tay lên má và nhắm mắt lại không?

Như thế, NNKH tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra NNKH, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.

Vậy tại sao không học NNKH để hoàn thiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta?

Chuẩn hóa và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương,Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Trong đó, ba phương ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người ta cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia.

Việc học ngôn ngữ ký hiệu ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Nhật Bản rất thuận lợi do tài liệu học rất phổ biến trên mạng. Hiện nay việc học ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam cũng thuận lợi hơn do một số nhóm, câu lạc bộ đã hình thành và tiến hành giảng dạy (chẳng hạn Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).